Sake Kijurou 300 ml
Lịch sử về rượu Sake Nhật Bản :Theo người Nhật, họ không thể xác định được rượu Sake có từ khi nào, họ chỉ chắc chắn một điều là rượu Sake xuất hiện sau thời kì nông nghiệp lúa nước ổn định và bắt đầu xuất hiện gạo dư. Ngoài mục đích làm lương thực thực phẩm hằng ngày thì gạo Nhật đã được lên men và sử dụng kỹ thuật đặc biệt để chế biến ra thứ nước có nồng độ thấp, vị ngọt hậu và mùi rất thơm, từ đó người Nhật gọi chung thứ nước đó là Sake.
Cách chế biến rượu Sake được cho rằng bắt nguồn từ dòng sông Dương Tử rồi được lan truyền đến Nhật Bản (tuy nhiên giả thuyết này không được người Nhật chấp nhận)Lịch sử Nhật Bản ghi lại rằng thứ rượu đầu tiên được đề cập trong tài liệu xuất hiện vào năm 713 và được người dân quanh vùng gọi là Kuchikami no Sake theo tính chất của loại rượu mà họ ủ được.
Với truyền thống lâu đời, rượu Sake không chỉ là thức uống xa xỉ mà còn chính là quốc tửu của xứ sở Hoa Anh Đào này.Chính vì thế rượu Sake phải trải qua một quá trình khắc khe và nghiêm ngặt ngay từ những khâu đầu tiên chính là chọn nguyên liệu cho đến khâu ủ rượu phải mất từ 6 đến 12 tuần.
Quy trình sản xuất rượu Sake cơ bản gồm 8 bước:
1. Quy trình xay xát gạo.
2. Quy trình ngâm và nấu rượu thành cơm.
3. Quá trình lên men rượu.
4. Công đoạn Moto.
5. Công đoạn Moromi.
6. Ép rượu.
7. Lộc rượu.
8. Ủ rượu.
Rượu Sake bao nhiêu độ?Trãi qua công đoạn trên đã làm cho rượu trở nên tinh khiết hơn và ngon hơn bao giờ hết,đặc biệt rượu Sake không giống như những loại rượu khác là có thể dùng cho cả nam và nữ, bởi vì nồng độ trung bình của rượu sake rất thấp, chỉ khoản 10 – 15 nồng độ cồn.
Cách thưởng thức rượu Sake.
Rượu Sake ở Nhật được phổ biến bởi 2 cách uống đó là uống nóng hoặc lạnh. Ngoài ra rượu Sake cũng có thể uống ở nhiệt độ phòng.
So với những loại rượu khác,rượu Sake uống ở nhiệt độ 45-50 độ C là hảo hạng nhất cho cách uống nóng. Ở nhiệt độ này,rượu Sake được hâm nóng và toả hương thơm mãnh liệt, khi uống thì đầu lưỡi liền cảm nhận được độ nồng của rượu và vị ngọt hậu của rượu.
Rượu Sake Nhật Bản hiện nay rất phổ biến không chỉ ở nước Nhật mà còn trên toàn thế giới, loại rượu này còn được gọi là Nihonshu. Rượu sake là một loại rượu ủ nổi tiếng thơm ngon từ nguyên liệu tự nhiên và cách chưng cất cầu kì của nó. Rượu sake Nhật bản là một loại rượu nhẹ vào khoảng 18 đến 20 độ nhưng khi được uống trong nhiệt độ phòng ngoài trời 10 đến 15 độ kết hợp với ủ nóng thì có thể lên đến 40 đến 45 độ.
Điểm độc đáo ở loại rượu này là được phân chia thành hai loại, loại thứ nhất dành riêng cho phái đẹp được làm bằng nước mềm, có vị dịu ngọt và loại còn lại được dành cho phái mạnh làm từ nước cứng, kết hợp với muối canxi, magie nên sẽ có vị đắng hơn.
Nếu một lần bạn được cầm trên tay một bình rượu sake Nhật Bản ấm ấm và ngửi thử mùi thơm ngọt dịu ngây ngất này, bạn sẽ tự hỏi rượu sake Nhật làm từ gì mà lại mang một hương thơm độc đáo đến thế!?
Đây là một loại thức uống có cồn được làm từ “hạt ngọc của trời” đó chính là Gạo. Mặc dù được làm từ gạo nhưng rượu sake không sản xuất giống quy trình nấu rượu gạo như ở các quốc gia khác, ngược lại thật ngạc nhiên khi loại rượu sake Nhật Bản nổi tiếng này lại được sản xuất giống theo một quy trình tương tự len men bia.
Đầu tiên, Gạo sau khi qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng sẽ được mang đi xay xát thành tinh bột. Quá trình này sẽ loại bỏ đi bớt protein, chất béo và các tạp chất khác để tránh làm giảm chất lượng của rượu Sake. Tỷ lệ gạo xay xát khoảng 30 đến 65% so với ban đầu, đây là một thông số chủ yếu làm thước đo vị ngon của bốn loại rượu Nhật Bản nổi tiếngnhư Ginjo, Honjozo, Daiginjo, Junmai.
Sau quá trình xay xát kéo dài 2 đến 3 ngày, gạo sẽ được mang đi rửa và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định rồi đem nấu thành cơm. Quá trình nấu cơm sẽ được kéo dài khoảng 1 ngày để đảm bảo có một nguyên liệu lên men tuyệt hảo nhất.
Tiếp theo không thể kể đến quy trình quan trọng nhất trong các giai đoạn nấu rượu sake Nhật Bản đó chính là lên men rượu bằng một loại vi nấm có tên là Koji. Người ta sẽ để cơm lên men với loại vi nấm này trong thời gian 35 đến 48 giờ để tinh bột bị phân hủy hết và chuyển hóa thành đường. Để có một mẻ rượu sake Nhật Bản ngon phải duy trì nhiệt độ cùng với độ ẩm trong hầm nấu rượu thích hợp và sẽ được theo dõi điều chỉnh liên tục 3 đến 4 giờ mọt lần nhằm đảm bảo độ thơm ngon của rượu.
Sau quá trình lên men kỹ lưỡng cùng với vi nấm Koji sẽ đến một loạt công đoạn đốc thúc quá trình lên men làm tăng thêm hương vị cho rượu sake Nhật Bản như:
+ Công đoạn Moto: đem vi nấm Koji, nấm men, cơm nấu hòa cùng với nước. Thời gian lên men của Moto vào khoảng 14 đến 28 ngày.
+ Công đoạn Moromi: tiếp tục hòa trộn thêm vi nấm Koji, cơm nấu và một lượng nước vào trong Moto thành 3 giai đoạn liên tục trong 4 ngày. Thời gian lênmen của Mormi khoảng 18 đến 32 ngày.
Hoàn tất quá trình lên men, rượu sake Nhật Bản thô sẽ được ép ra chia thành 2 loại rượu: rượu trắng trong là Seishu và rượu trắng có cặn là Sakekasu. Sau đó tùy hãng sản xuất rượu có thể cân nhắc việc có nên lọc rượu qua một loại than bột tinh chế hoặc không lọc để giữ lại nguyên vẹn hương vị tự nhiên, đặc trưng của mình.
Quy trình cuối cùng của việc nấu rượu là mang thành phẩm đi ủ một thời gian nhất định sẽ cho ra những bình rượu sake Nhật Bản nổi tiếng được đem đi xuất khẩu khắp nơi trên thế giới.
Cách uống lạnh, người dùng không nên cho đá trực tiếp vào rượu sẽ làm mất vị ngon của rượu, thay vào đó hãy ướp rượu thật lạnh sẽ giữ cho rượu ngon và dễ uống hơn.
Thời nay rượu Sake được sản xuất hàng loạt trong những nhà máy và phân phối ở các siêu thị hoặc cửa hàng bán rượu ở dạng chai thuỷ tinh từ 300ml đến 720ml và 1800ml.